1. Cất giữ: Luôn đảm bảo cất giữ, treo ukulele ở nơi khô ráo + thoáng mát nhất trong nhà.
2. Tránh xa: Không bao giờ để ukulele gần các nguồn nhiệt như bếp, nước sôi, kể cả tủ lạnh, máy lạnh và đá lạnh . Không chơi đàn dưới luồng hơi của máy lạnh.
3. Treo móc: Luôn luôn treo móc cây ukulele khi đã cất vào trong bao, không bao giờ nên treo ukulele trần bằng cách móc dây vào đầu đàn (bộ trục lên dây)
4. Dựa đàn: Nếu phải dựa đàn vào tường, luôn luôn phải dựa mặt trước (có dây) để tránh bị cong cần và cần đảm bảo rằng đàn sẽ khó ngã để tránh rủi ro bị hư do ngã.
5. Đôi tay sạch sẽ: Không để tay bẩn khi chơi đàn, nhất là sau khi ăn và dính dầu mỡ (làm cho dây đàn bị oxy hóa nhanh hơn, làm cho dây đàn xơ cứng kéo theo việc cần đàn sẽ chịu nhiều lực và dây dễ đứt).
6. Giữ cho cây đàn của bạn sạch sẽ: Với một tư thế cầm đàn thông thường, vị trí mặt sau do ngực hay tì vào và nơi khuỷu tay đặt tì thường ảnh hưởng bởi nhiệt độ, mồ hôi, bụi bặm của cơ thể dính vào, bạn nên lau chùi ít nhất 1 tuần một lần. Luôn luôn sử dụng khăn sạch, vắt thật ráo nước, nên lau đàn trước quạt để tránh rủi ro độ ẩm làm hư vỡ lớp gỗ và keo đàn.
Đối với các bạn mua ukulele từ nước ngoài về, đặc biệt là các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn… thường không phù hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, cây đàn thường xuống cấp nhanh chóng nếu bảo quản không kỹ, bạn nên sử dụng một cái bao đàn tốt nhất có thể, trong mùa mưa có thể sử dụng thêm các gói chống ẩm bỏ vào bao (không bỏ vào đàn).
Một cây đàn được bảo quản tốt, chính xác, có thể sử dụng đến 3-4 năm mà không cong cần. Một cây đàn cong cần, vẫn còn nguyên hình dạng, nhưng được xem là cây đàn hư, những bạn sử dụng cây đàn cong cần thường xuyên để chơi đàn thì vừa khó khăn trong việc luyện tập mà vừa có thể gây ra những “dị tật” cho tay trái của bạn, đến sau này có thể không thể sửa đổi được nữa.
Hãy chăm sóc cây Ukulele như người bạn thân của mình, vì chính tình bạn đó.